Trang chủ » Tin tức » Phân tích - Nhận định

Vì sao Bình Thuận liên tục được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ưu tiên rót vốn đầu tư hàng loạt dự án nghỉ dưỡng triệu USD?

(2019-10-16 10:05:15)

Từ những làng chài yên bình bên biển xanh, Bình Thuận được biết đến nhiều sau sự kiện Nhật thực toàn phần (24/10/1995). Kể từ đó, Bình Thuận được chú ý dần và đang được định hướng trở thành Trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia.

Bình Thuận thời gian qua được các kênh truyền thông chuyên ngành du lịch quốc tế bình chọn và công nhận là điểm đến hấp dẫn. Chẳng hạn, trang du lịch Asiaone bình chọn Mũi Né xếp thứ 4 trong top 10 điểm du lịch biển lý tưởng nhất châu Á. Tạp chí Canadian Traveller chọn biển Mũi Né vào top 10 đẹp nhất Đông Nam Á.
Trang Tour Opia chọn Mũi Né vào top 10 điểm đến được khách du lịch quốc tế yêu thích nhất Việt Nam. Tạp chí Lonely Planet chọn Mũi Né là một trong 7 bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Chuyên trang du lịch My Destination (Anh) đánh giá Mũi Né đứng thứ 2 trong 6 bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Mới đây nhất, trang web lớn nhất thế giới về du lịch TripAdvisor công bố thành phố Phan Thiết vào top 10 điểm đến tốt nhất Việt Nam.
Một vài năm trở lại đây, Bình Thuận trở lại trên "đường đua du lịch". Năm 2018, Bình Thuận thu hút 5,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 12% so với năm trước. Tổng thu từ khách du lịch đạt 12.864 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2017. Lượng khách và doanh thu du lịch tăng trưởng hai con số là những yếu tố khiến du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, giải trí thể thao biển luôn có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Cơ sở hạ tầng kết nối Bình Thuận với khu vực cũng đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Trong đó, 2 dự án cao tốc Nha Trang - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây nằm trong dự án cao tốc Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện đã giải phóng mặt bằng được gần 50%. Trong năm nay, tỉnh sẽ gấp rút đền bù để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư, dự kiến trong quý IV/2020 sẽ khởi công dự án.
Theo công bố chính thức của UBND tỉnh Bình Thuận, sân bay Phan Thiết có tổng vốn đầu tư giai đoạn từ nay đến năm 2020 khoảng 10.272,9 tỷ đồng và giai đoạn đến năm 2030 khoảng 332,5 tỷ đồng. Với quy mô được nâng lên cấp 4E, sân bay Phan Thiết có thể tiếp nhận các loại máy bay dân dụng cỡ lớn. Đối với hạng mục hàng không dân dụng, tỉnh đang triển khai các thủ tục đầu tư theo hình thức BOT theo chủ trương của Chính phủ.
Sau khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, du khách từ TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng… đến Phan Thiết chỉ mất khoảng 30 phút. Còn đối với du khách các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hà Hội, Hải Phòng… vào tới "thủ đô resort" cũng chỉ mất không quá 1,5 giờ bay.
Song song với đó, sự kiện thông xe cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được xem là cơ sở đưa nền kinh tế Bình Thuận, mà đặc biệt là bất động sản khởi sắc. Năm 2019, Bình Thuận chính thức trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản biển, trong đó Phan Thiết, Mũi Né hay Lagi là những địa danh "hưởng trọn" nguồn lợi từ sự bứt phá hạ tầng này…
Trong đề án "Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020" do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phê duyệt, trong khi đảo Phú Quý là điểm du lịch quốc gia thì TP Phan Thiết là đô thị du lịch quốc gia và Mũi Né là khu du lịch quốc gia trong không gian du lịch biển Nam Trung bộ. Cùng với định hướng phát triển thị trường và tạo ra các sản phẩm du lịch biển mang tính liên kết, liên vùng, Bình Thuận sẽ được ưu tiên xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù và du lịch biển hấp dẫn. Bình Thuận sẽ là địa điểm xây dựng Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia đồng thời cũng là Trung tâm du lịch - thể thao biển tầm cỡ.
Hướng đến năm 2030 phát triển thương hiệu ngang tầm quốc gia và khu vực Đông Nam Á, du lịch Bình Thuận sẽ tập trung nguồn lực để định vị vững chắc thương hiệu du lịch Mũi Né - Phan Thiết ở các thị trường du lịch quốc tế và trong nước, giữ uy tín và đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm bảo vệ thương hiệu du lịch biển Bình Thuận.
Bên cạnh đó, du lịch Bình Thuận tiếp tục được quan tâm đầu tư thông qua đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Huy động cả nguồn vốn Nhà nước, đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp và nhân dân để phát triển du lịch. Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, giải pháp quy hoạch, đa dạng hóa sản phẩm, kiểm soát chất lượng hoạt động du lịch, bảo vệ môi trường và hợp tác phát triển du lịch hướng đến một Trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia của Việt Nam.
Với những thế mạnh về du lịch và hạ tầng, tại Bình Thuận gần đây xuất hiện nhiều dự án du lịch nghỉ dưỡng mới, từng bước khẳng định danh hiệu "thủ phủ resort". Một số dự án nổi bật có thể kể đến như Edna Resort Mũi Né, Sentosa Villa, Hàm Tiến - Mũi Né, Apec Mandala Wyndham. Được biết, Hải Phát Invest dự kiến đầu tư hơn 4.600 tỉ đồng vào dự án Khu phức hợp nhà ở và dịch vụ du lịch biển Hòa Phú (huyện Tuy Phong); Liên danh CTCP Đầu tư Đại Đông Á (công ty thành viên Tập đoàn Hải Phát) - CTCP Đầu tư V-Max Việt Nam sẽ đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng vào dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Phú Hòa (huyện Tuy Phong)...
Hay như 2 dự án của Tập đoàn Novaland phát triển bao gồm Tổ hợp Du lịch Nghỉ dưỡng Giải trí NovaWorld Phan Thiết và dự án NovaHills Mũi Né Resort & Villas (gần 40ha, gồm khoảng 600 biệt thự đơn lập). Mới đây, UBND tỉnh cũng đã trao chứng nhận đầu tư cho một loạt dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn, đáng kể như Mũi Né Summerland Resort của công ty Hưng Lộc Phát; dự án Hamubay Phan Thiết có vốn đầu tư gần 1 tỷ USD; dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Dubai Việt Nam do Công ty TNHH Dịch vụ du lịch và Thương mại Nông thị Dubai Việt Nam.
Ngoài ra, tận hưởng bờ biển Kê Gà đẹp và đầy tiềm năng với các bộ môn thể thao biển, Nam Group cũng đã được trao giấy chứng nhận đầu tư dự án Tổ hợp du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng & thể thao biển Thanh Long Bay tại Kê Gà - Hòn Lan. Dự án có tổng diện tích 90ha, bao gồm 12 phân khu chính được quy hoạch đồng bộ, bài bản như tổ hợp nhà phố thương mại, tổ hợp căn hộ biển, khu shop-tel, resort 5 sao, resort sinh thái rừng dương, Wellness Spa & Resort, Thanh Long Lagoona, Thanh Long Avenue, khu ẩm thực, trung tâm thể thao biển, cầu ngọc trai, cảng du thuyền quốc tế.
Dự án được đầu tư dành riêng khu vực để phát triển cho các môn thể thao biển như Grand Water Park, Beach Cabanas, công viên phao nổi hay các khu lướt sóng, lặn biển, trượt ván, chèo thuyền kayak, lái mô tô nước, dù lượn,… Nhằm bảo chứng cho mức độ đầu tư nghiêm túc và tâm huyết của nhà phát triển, Nam Group cũng đã ký kết hợp tác cùng hai thương hiệu danh tiếng trên thế giới là Wyndham Hotel Group (Mỹ) và Accor Hotels (Pháp) quản lý - vận hành Thanh Long Bay khi dự án đi vào hoạt động.
Thanh Long Bay đang được DKRA Vietnam - Tổng đại lý tiếp thị & phân phối giới thiệu ra thị trường khu căn hộ biển Wyndham Coast với mức giá từ 1,38 tỉ đồng, sở hữu lâu dài, bàn giao nội thất hoàn chỉnh chuẩn 5 sao, đặc biệt thời gian thanh toán kéo dài trong 4 năm.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến việc hàng loạt nhà đầu tư "đánh bắt xa bờ", mạnh tay "rót vốn" cho bất động sản ven biển tại Việt Nam trong một thập niên qua trước hết thể hiện ở yếu tố hạ tầng. Bên cạnh các thị trường quen thuộc như Đà Nẵng, Phú Quốc, Quy Nhơn, Vân Đồn thì những khu vực dọc bờ biển Bình Thuận đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
xem thêm: 

- Khu đô thị Thanh Hà Mường Thanh: Không gian sống lý tưởng nhất cho mọi gia đình

- Đại gia Hàn Quốc chi 56 triệu USD mua biệt thự ở Việt Nam

- Giá biệt thự tại trung tâm Sài Gòn, lập đỉnh mới 800 triệu đồng một m2

Các tin khác

Banner